Sau một thời gian hoạt động, quạt công nghiệp rất dễ gặp phải tình trạng mất cân bằng cánh quạt.
Vậy làm thế nào để cân bằng cánh quạt?
Đâu là phương pháp cân bằng cánh quạt dễ áp dụng nhất?
Bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn phương pháp cân bằng tĩnh.
Nếu bạn đang tìm hiểu các phương pháp khắc phục tình trạng cánh quạt mất cân bằng thì đây chính là bài viết mà bạn không nên bỏ qua.
Tìm hiểu khái niệm cân bằng tính và mất cân bằng tĩnh
- Cân bằng tĩnh có thể được hiểu là sự cân bằng trên một mặt phẳng quay. Trước đây nó được xác định bằng cách đặt trục lên 2 gối để tìm vị trí nặng nhất.
- Tuy nhiên, bây giờ thì chỉ cần cho thiết bị quay ở tốc độ cố định và đo là được.

- Mất cân bằng tĩnh là hiện tượng mất cân bằng của chi tiết quay, thường gặp ở các cánh quạt hẹp, không có chuyển động dọc trục.
- Khi cánh quạt bị mất cân bằng tĩnh thì bạn cần phải áp dụng đúng phương pháp cân bằng tĩnh để khắc phục.

Dưới đây là các chi tiết máy chủ yếu bị mất cân bằng tĩnh và cần áp dụng phương pháp cân bằng tĩnh để khắc phục:
- Thiết bị quạt, các hệ thống điều hòa, tản nhiệt,…
- Hệ thống đĩa mài, mâm cặp trong các thiết bị gia công cơ khí;
- Bánh đà, ly hợp, puly,…
- Các bánh răng trong hộp số.
Phương pháp cân bằng tĩnh
Trước khi tìm hiểu phương pháp cân bằng tĩnh, bạn cần nắm rõ nguyên nhân gây ra mất cân bằng để dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
Nguyên nhân gây ra mất cân bằng tĩnh
Sự mất cân bằng tĩnh có thể bị gây ra bởi một yếu tố hay kết hợp giữa nhiều yếu tố. Các nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng tĩnh phổ biến nhất chính là:
- Sự không tương thích giữa các chi tiết trong hệ thống;
- Các vật liệu cấu tạo không có sự đồng nhất;
- Các chi tiết bị lỗi chế tạo hoặc bị lắp ráp sai;
- Sự thay đổi của rotor; Biến dạng nhiệt, sự ăn mòn và xuống cấp sau một thời gian vận hành, sự bám bẩn,…
Phương pháp cân bằng tĩnh
Sự mất cân bằng tĩnh có thể được hiểu là hiện tượng xảy ra khi trục quán tính chính của rotor dịch chuyển song song với trục quay của rotor.
Để tính lực ly tâm F (N) được tạo ra bởi sự chuyển động của khối lượng vật mất cân bằng m khi đĩa quay ở tốc độ w, bạn hãy áp dụng công thức sau:
- Lực ly tâm: F = m×r×w2
- Lực tạo bởi sự dịch chuyển của trọng tâm đĩa (e) đối với trục quay: F = M×e×w2
Từ hai công thức trên, ta có được biểu thức e = U/M (vì e = mr/M và vì U = mr). Sự dịch chuyển e của trọng tâm cũng tương đương lượng mất cân bằng đơn vị.

Để cân bằng cánh quạt khi bị mất cân bằng tĩnh, bạn cần đưa trọng tâm về trục quay của rotor bằng cách đặt một vật ở cùng một khoảng cách bán kính, đối diện với khối lượng mất cân bằng qua tâm.
Xem thêm: dịch vụ cân bằng động cánh quạt
Bạn cũng có thể cân bằng cánh quạt mà không cần quay rotor bằng cách bằng cách đặt trục lên 2 gối để tạo vị trí nặng nhất. Sau đó sử dụng thêm các khối con lăn, con lắc và trụ cân bằng treo ngược.
Phương pháp cân bằng tĩnh được đánh giá là nhanh chóng và đem đến hiệu quả giúp cánh quạt trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không tự làm được, hãy tìm đến các thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ chuẩn xác, nhanh chóng nhất.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn bạn phương pháp cân bằng tĩnh giúp bạn dễ dàng khắc phục những sự cố lệch cánh quạt không mong muốn.
Nếu bạn muốn được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với Công ty Dobaco qua hotline 0984 249 686 để được hỗ trợ sớm nhất.
THAM KHẢO SẢN PHẨM